Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Chùm ảnh gây xôn xao khi trẻ nghiện SMARTPHONE

Cách người lớn để mặc trẻ vô tư sử dụng điện thoại thông minh có thể gây hại cho chúng, khi trẻ trở nên vô cảm với thế giới xung quanh mà chìm trong thế giới ảo. Đó là thông điệp từ chùm ảnh gây xôn xao dưới đây:

Sẽ có hành động giống như những gì bọn trẻ nghĩ và mong muốn???

Sống với thế giới ảo nhiều hơn và trẻ hầu như vô cảm dần với thế giới xung quanh.

Những tác hại khôn lường có thể phụ huynh không ngờ tới!




Và bạn sẽ làm gì để bảo vệ con mình?




Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả và an toàn

Điều trị thoái hóa khớp là phục hồi tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương, gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. 

Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, tiểu đường nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động...


Thoái hóa khớp thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải, thường ở người từ 40 tuổi trở lên và là bệnh phổ biến nhất về khớp trên thế giới. Vậy đâu là phương pháp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả?

Bệnh thoái hóa khớp có thể điều trị được, Phòng khám vật lý trị liệu tại Đà Nẵng xin chia sẻ phương điều trị thoái hóa khớp như sau: 

1/ Dùng thuốc có thể giảm đau ngay nhưng không bảo đảm bạn sẽ khỏi hẳn bệnh này.

2/ Phương pháp phẫu thuật: Với phẫu thuật thường được thực hiện bằng một vết mổ nhỏ, phần khớp bạn bị hỏng sẽ được thay thế bằng khớp nhân tạo làm từ hợp kim kim loại, nhựa cao cấp và polyme.

3/ Điều trị bằng vật lý trị liệu: Điều trị vật lý trị liệu không chỉ giảm đau, giảm phù nề, tăng lực cơ, tăng tầm vận động khớp gối mà còn phục hồi các chức năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Chúng tôi khuyến bạn nên lựa chọn phương pháp Vật lý trị liệu để điều trị thoái hóa khớp một cách hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn, không gây tổn thương.


Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong hai tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hóa khớp. Việc chẩn đoán và điều trị thoái hóa khớp sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.

Mọi thông tin thắc mắc cần được hỗ trợ về điều trị thoái hóa khớp cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:

Địa chỉ: Số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Chữa bệnh hiệu quả cùng Phòng khám vật lý trị liệu tại Đà Nẵng

Vật lý trị liệu là phương pháp phòng hoặc chữa bệnh bằng cách sử dụng các tác nhân vật lí tự nhiên hay nhân tạo như: Nước, không khí, nhiệt độ, khí hậu, độ cao, điện, tia X, tia cực tím, tia hồng ngoại, siêu âm, nắn chỉnh, xoa bóp, thể dục – thể thao, đi bộ, dưỡng sinh…

Vậy điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu có thực sự hiệu quả hay không?

Phòng khám vật lý trị liệu tại Đà Nẵng
– Bằng việc ứng dụng các tác nhân vật lý để điều trị cho rất nhiều loại bệnh về cơ, xương, khớp, thần kinh, về hô hấp, các khuyết tật bẩm sinh ở trẻ, các di chứng sau phẩu thuật… Dùng các kỹ thuật về âm ngữ, về âm nhạc, phát triển vận động, hoạt động để điều trị cho tự kỷ, chậm nói, tăng động giảm chú ý …

– Tránh được tác dụng phụ khi sử dụng thuốc để điều trị.

– Hiệu quả kéo dài hoặc có những bệnh khỏi hẳn sau điều trị bằng vật lý trị liệu.

Tuy nhiên, điều trị bệnh bằng phương pháp vật lý trị liệu bệnh không thể giảm ngay tức thì mà cần có thời gian nên đòi hỏi phải có sự kiên trì của người bệnh, người nhà bệnh nhân và đội ngũ điều trị. Và cần phải có sự tuân thủ nghiêm túc về chế độ sinh hoạt, làm việc, chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân.

Phòng khám Vật lý trị liệu tại Đà Nẵng, chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt quá trình điều trị.

Mọi thông tin thắc mắc về Phòng khám vật lý trị liệu tại Đà Nẵng cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:
Phòng khám Vật lý trị liệu tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Cần làm gì khi trẻ có biểu hiện chậm nói?

Đến 18 tháng tuổi trẻ vẫn thích dùng cử chỉ hơn lời nói để giao tiếp, không bắt chước được âm thanh, khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản... thì bố mẹ nên cảnh giác đến nguy cơ trẻ chậm nói.

Vậy những biểu hiện nào được xem là bất thường cần đưa trẻ đến sớm phòng khám cho trẻ chậm nói?
-  Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
-  Không quan tâm tới người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
-  Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
-  Không cười tự phát lúc 6 tháng
-  Không bập bẹ lúc 8 tháng
-  Bé sơ sinh không đáp ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào thì đặc biệt cần chú ý. Từ 12 đến 24 tháng, những trẻ có dấu hiệu sau cần chú ý
-  Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi
-  Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
-  Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng
-  Không nói được từ đơn lúc 2 tuổi
-  Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.
-  Không giao tiếp như người lớn khi bé 5-6 tuổi.
 
Phòng khám cho trẻ chậm nói tại Đà Nẵng
Cần làm gì để điều trị trẻ chậm nói?

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến phòng khám cho trẻ chậm nói để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ của trẻ chậm nói và độ tuổi các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực thì các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ.

Mọi thông tin thắc mắc về phòng khám cho trẻ chậm nói và điều trị trẻ chậm nói cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:
Địa chỉ: Số 5, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Chia sẻ 8 bí quyết phòng ngừa thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp sẽ biến những công việc nhỏ nhặt như: nấu cơm, đi chợ, dọn nhà… trở thành cực hình, việc vận động đi lại trở nên khó khăn? 

Chữa bệnh thoái hóa khớp là phục hồi tình trạng hư hỏng phần sụn đệm giữa hai đầu xương, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát ở điểm nối giữa hai đầu xương, gây đau nhức và cứng khớp, hạn chế cử động khớp. Tuy không gây tử vong như cao huyết áp, tiểu đường nhưng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt do triệu chứng đau, tê, hạn chế cử động…
Chữa thoái hóa khớp cùng Phòng khám vật lý trị liệu tại Đà Nẵng
Thoái hóa khớp thường gặp nhất là do chấn thương và khớp làm việc quá tải, thường ở người từ 40 tuổi trở lên và là bệnh phổ biến nhất về khớp trên thế giới. Vậy cần làm gì để phòng ngừa thoái hóa khớp giúp bạn tránh những cơn đau và các nguy cơ tàn phế?

Để đề phòng và hạn chế thoái hóa khớp, ngay khi còn trẻ cần tập thể dục đều đặn, tránh bị dư cân, tránh những động tác quá mạnh, nhất là những động tác có thể làm lệch trục khớp và cột sống. Điểm lại các nguyên nhân thường gặp, chúng ta thấy rõ thoái hóa khớp là bệnh có thể ngăn ngừa được. Sau đây là các biện pháp được các nhà chuyên môn khuyến cáo:

– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì.

– Ăn nhiều rau quả, uống nhiều sữa, đảm bảo đủ chất đạm cũng như tinh bột để cơ thể không thiếu dinh dưỡng và chỉ nên ăn vừa đủ chất béo.

– Tránh ăn quá mặn hay quá ngọt. Xây dựng chế độ ăn khoa học để giữ cân nặng hợp lý cho cơ thể, tránh thừa cân, béo phì gây áp lực lên xương khớp.

– Đặc biệt, tránh dùng bia rượu và các chất kích thích thần kinh vì các chất này thường gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh khớp v.v…

– Tập vận động thường xuyên và vừa sức: luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Đó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương và giảm khả năng té ngã trong sinh hoạt và lao động.

– Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng: Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.

– Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng và tránh quá sức.

– Giữ nhịp sống thoải mái và thường xuyên thay đổi tư thế: Bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, hài hòa giữa nghỉ ngơi và lao động. Không nên lặp đi lặp lại một công việc hay tư thế, lực tác động không lớn nhưng nếu lặp đi lặp lại trong thời gian quá dài sẽ làm tổn thương khớp.

Hãy biết cách bảo vệ khớp thật tốt bằng những cách phòng tránh trên đây, nó sẽ giúp cho bạn tránh được nguy cơ bị thoái hóa khớp này rất lớn.

Nếu thấy đau nhức ở các khớp và khó di chuyển trong hai tuần, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định loại thoái hóa khớp. Việc chẩn đoán và chữa bệnh thoái hóa khớp sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế.

Mọi thông tin thắc mắc cần được hỗ trợ về chữa bệnh thoái hóa khớp cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:
Địa chỉ: Số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Vì sao con tôi mắc bệnh tự kỷ? Đâu là nguyên nhân?

Ngày nay, số trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng, điều này khiến các bà mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trẻ bị bệnh tự kỷ?

Tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là một khuyết tật được hình thành bởi những sự khác biệt trong não bộ, xuất hiện ngay từ những năm đầu đời (thường là trước 3 tuổi). Trẻ mắc chứng tự kỷ không có giao tiếp, tương tác xã hội với những người khác, do vậy sự phát triển mọi mặt về tâm lý và xã hội đều hạn chế.
 
Dấu hiệu nhận biết trẻ đang mắc bệnh tự kỷ

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị mắc bệnh tự kỷ?
Yếu tố có thể dẫn tới việc trẻ có xu hướng mắc tự kỷ bao gồm môi trường, sinh học và di truyền.

-    Hầu hết các nhà khoa học đều đồng ý với ý kiến gen là một trong những yếu tố dẫn tới việc mắc tự kỷ ở một đứa trẻ.

+ Trẻ có anh chị em ruột mắc tự kỷ có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn. Tỷ lệ mắc tự kỷ ở trẻ sinh đôi cùng trứng là 77%, khác trứng là 31% và anh chị em là 20%.
+ Tự kỷ có xu thế xảy ra nhiều hơn với những người có một vài điều kiện nhất định về gen hoặc nhiễm sắc thể, như là hội chứng nhiễm sắc thể X mong manh (fragile X syndrome) hoặc xơ cứng củ (tuberous sclerosis).

- Trong quá trình mang thai, một số những thuốc như Valproic acid và thalidomide được chỉ ra là có mối liên quan đến tự kỷ.

- Cha mẹ nhiều tuổi thì nguy cơ sinh con tự kỷ là rất cao.

- Các hóa chất độc hại: hàng tá hóa chất trong môi trường là những chất độc thần kinh như thủy ngân, PCBs, chì, chất cháy chậm chứa brôm, thuốc trừ sâu, phthalate và phenol trong các sản phẩm plastic, rượu, thuốc lá… Con đường chủ yếu gây ô nhiễm các chất trên là do ăn thực phẩm bị ô nhiễm.

- Virus, vi khuẩn, nấm mốc và độc tố nấm mốc.

- Trường điện từ gây ra không chỉ do điện thoại không dây và điện thoại di động mà còn do các phương tiện bằng điện khác.

Tự kỷ nếu được phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ giúp ích rất nhiều cho sự tiến bộ và khả năng hòa nhập xã hội của các bé mắc khuyết tật này.

Mọi thông tin thắc mắc cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:
Phòng khám chuyên khoa
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Địa chỉ: Số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977
Website: http://vatlytrilieu-phcn.com
Blog:  http://vatlytrilieu-phcn.blogspot.com
Facebook: Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Chia sẻ bí quyết ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng, do đặc thù công việc cũng như cách sinh hoạt không đúng của chúng ta.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng gây đau cột sống, đau thắt lưng… khiến người bị bệnh thoát vị đĩa đệm phải chịu đựng các cơn đau quái ác về xương khớp kéo dài. Thoát vị đĩa đệm gây ra khó chịu, mệt mỏi, đi lại khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Và gần đây có rất nhiều những tâm sự bi quan của nhiều bệnh nhân bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Họ tìm đến các địa chỉ, các phòng khám, các chuyên khoa… với hy vọng tìm ra được cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy làm thế nào để bạn có thể ngăn ngừa căn bệnh thoát vị đĩa đệm?



Dưới đây Phòng khám chuyên khoa Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng xin chia sẻ bí quyết giúp bạn ngăn ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm:

-  Tập thể dục: Thường xuyên tập thể dục làm chậm lão hóa liên quan đến sự thoái hóa của đĩa đệm, và tăng cường cơ bắp giúp ổn định và hỗ trợ cột sống. Kiểm tra với bác sĩ trước khi lưng chịu ảnh hưởng từ hoạt động cường độ cao như tennis, chạy bộ và thể dục nhịp điệu.

-  Duy trì tốt tư thế: Tư thế tốt làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Giữ lưng thẳng và phù hợp, đặc biệt khi ngồi một thời gian dài hơn. Ngoài ra, nâng vật nặng đúng cách, làm cho đôi chân - không phải lưng - làm hầu hết công việc.

-  Duy trì trọng lượng khỏe mạnh: Trọng lượng dư thừa sẽ tạo áp lực nhiều hơn vào cột sống và đĩa đệm, khiến họ dễ bị thoát vị.

-  Bỏ hút thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ của các vấn đề lưng.

Mọi thông tin thắc mắc cũng như chia sẻ xin quý bạn đọc vui lòng liên hệ về:

Phòng khám chuyên khoa
Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Địa chỉ: Số 05, Bà Huyện Thanh Quan, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Số điện thoại: 0511 3941 977
Website: http://vatlytrilieu-phcn.com
Blog:  http://vatlytrilieu-phcn.blogspot.com